CyanogenMod là gì? – itcafe

Bạn thắc mắc CyanogenMod là gì? Và CyanogenMod để làm gì? Bài viết này sẽ gửi đến các bạn cái nhìn tổng quan nhất về CyanogenMod và nguồn gốc của bản ROM này.

CyanogenMod là gì?

CyanogenMod là một phiên bản ROM được xây dựng dựa trên nền gốc của hệ điều hành Android, nhưng đã lọc bỏ rất nhiều thứ không cần thiết, đồng thời thêm khả năng tùy biến cao cho người dùng. Nói cách khác, đây là một bản ROM vô cùng mượt và đã được tĩnh lược những thứ cần tĩnh lược, thêm khả năng tùy biến cho người dùng.

CyanogenMod (CM) là một trong những ROM được người dùng biết đến với khả năng “chế” tốt nhất trên nền tảng Android. Trước đây, dự án CM nổi tiếng trong giới đam mê ROM “chế” Android nhưng nó cũng chỉ dừng lại ở một dự án phần mềm mã nguồn mở thú vị.

Chính vì thế, khi đội ngũ các nhà phát triển của dự án này công bố muốn đưa CM thành đối thủ cạnh tranh trên thị trường hệ điều hành di động, nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên.

CyanogenMod là gì? - itcafe 3

Với số vốn 7 triệu USD, mục tiêu của công ty mới thành lập Cyanogen Inc là biến CM trở thành hệ điều hành được ưa chuộng đứng thứ 3 trên thị trường, vượt qua cả Windows Phone và BlackBerry.

Sự hấp dẫn của ROM CyanogenMod

Nói mục tiêu của CM không xa vời là vì theo CEO Kirt McMaster, con số thiết bị cài đặt ROM của CM đã lên đến 8 triệu, bao gồm cả smartphone lẫn tablet, với nhiều hãng khác nhau. Đặc thù việc cài đặt ROM Android khá khó, không phải việc người dùng thông thường có thể làm được.

Tuy nhiên, CM đã làm được việc mà khó ai ngờ tới, từ dự án cá nhân nhỏ lẻ, thành một công ty có tầm vóc lớn hơn rất nhiều.

Thông qua việc dự án Android mã nguồn mở (AOSP – Android Open Source Project), Google cho phép bất kỳ ai cũng có thể tự tạo ra hệ điều hành di động của mình. Hầu hết các hãng sản xuất thiết bị di động đều có phiên bản Android của mình, cùng những tinh chỉnh, tính năng, dịch vụ và giao diện thiết kế riêng, với dụng ý hấp dẫn khách hàng với tính độc đáo và tiện dụng của chúng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thích các tùy chỉnh từ nhà sản xuất.

Tệ hơn nữa là khi các nhà mạng hay đưa vào rất nhiều phần mềm rác lặt vặt làm khó chịu cho người dùng. Cài đặt ROM CM, một hệ điều hành Android khác hoàn toàn có thể giúp loại bỏ các vấn đề này. Ngoài ra, các dự án ROM thường đem đến những tính năng và tự do tinh chỉnh cao cấp hơn các hệ điều hành Android gốc từ nhà sản xuất.

Điểm mạnh khác của các ROM Android là hầu hết chúng đều là những phần mềm mã nguồn mở từ Android gốc. Chúng thường được tạo ra bởi các cá nhân hoặc một nhóm nhà phát triển phần mềm tự nguyện, đôi khi chỉ đơn giản là vì ý thích cá nhân.

Nói một cách đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một phiên bản “nhánh” từ mã nguồn mở của Android và cho ra đời ROM của riêng mình. “Thị trường” ROM Android vì thế mà cực kỳ đa dạng và sôi động.

CyanogenMod trưởng thành

Nói cho cùng thì các dự án ROM Android đều là những phần mềm mã nguồn mở bên lề, tồn tại chỉ nhờ sự tận tụy của cộng đồng phát triển, lắm lúc chỉ có 1-2 thành viên. ROM Android khó có thể cạnh tranh về thị phần so với các phiên bản Android từ các nhà sản xuất thiết bị.

 

Riêng Cyanogen Inc thì khác, với việc thành lập công ty báo hiệu sự trưởng thành không chỉ của riêng dự án ROM CyanogenMod mà còn là của cả thị trường Android.

Lần đầu tiên, một dự án ROM Android độc lập có thể tự nhảy vào “chơi với các ông lớn”. Nếu dự án này thành công, nó có thể thúc đẩy các ROM Android khác đi theo. Có thể một lúc nào đó, việc các thiết bị Android được sử dụng như một máy tính với khả năng vận hành nhiều hệ điều hành khác nhau sẽ trở nên phổ biến.

Lúc đó, thị trường Android sẽ còn đa dạng và năng động hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, thử thách lớn nhất hiện nay của CyanogenMod là tìm cách để tiếp cận người dùng tốt hơn. Một phần mềm tự động cài đặt đang được phát triển để làm đơn giản hóa các bước cài đặt CM trước đó khá phức tạp. Tuy nhiên, CM khó có thể trở thành “chính thống” khi việc cài đặt ROM bên ngoài có thể làm mất bảo hành của các thiết bị.

 

Oppo N1 là smartphone đầu tiên cài đặt sẵn hệ điều hành CyanogenMod khi xuất xưởng

Để trả lời cho vấn đề này, nhiều thông tin từ đội ngũ phát triển ám chỉ họ đang tìm đối tác sản xuất thiết bị, có thể cho ra các sản phẩm di động cài đặt sẵn CM. Và gần đây nhất, nhà hãng điện thoại Oppo vừa “bắt tay” với CM cho phép smartphone cao cấp nhất của mình là N1 chạy hệ điều hành CyanogenMod.

N.Đ / Theo NLD

itcafe

Related Posts

Trả lời