Asus Transformer Book Trio là chiếc máy tính “lai” máy tính bảng với nhiều công dụng rất linh hoạt. Bài đánh giá Asus Transformer Book Trio này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về sản phẩm này.
Asus đang gắn chặt với triết lý mới của họ “một thiết bị-nhiều công dụng” trong hội chợ CES năm nay. Họ đã tiến được một bước dài với dòng sản phẩm Transformer Book Duet. Asus đã công bố dòng sản phẩm máy tính xách tay “lai” 3 trong 1 tại Computex 2013 và hiện đã được phân phối đến thị trường Ấn Độ vào cuối năm 2013.
Hôm nay, chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn cái nhìn tổng thể về thiết bị gây hứng thú cho Transformer Book Trio Duet. Trio đã thể hiện được tâm huyết của Asus-luôn hướng tới sự đổi mới, cải tiến của từng thiết bị và đây cũng được cho là dự án tham vọng nhất của Asus tính đến nay. Bạn sẽ không ngại tiêu tiền vào một sản phẩm công nghệ đẹp và chất lượng, nhưng liệu Trio có xứng đáng với điều ấy hay không? Hãy cùng khám phá chi tiết sản phẩm qua bài Đánh giá Asus Transformer Book Trio này nhé.
Kiểu dáng và thiết kế
Asus Transformer Book Trio TX201LA được thiết kế đượm hơi hướng cổ điển của Asus với chất liệu chủ yếu là nhôm tô đậm thêm nét cao cấp và tinh vi của sản phẩm. Lớp kim loại viền xung quanh máy sẽ mang lại sự thỏa mãn cho các giác quan của bạn và nó cũng sẽ lưu giữ dấu vân tay khi tiếp xúc. Bên cạnh logo Asus của nhà sản xuất, một camera 5MP được trang bị phục vụ cho chế độ máy tính bảng và hơn thế nữa là một micro kèm theo. Máy tính bảng này sử dụng cơ chế docking độc quyền của Asus mang lại cảm giác khá an toàn cho người sử dụng. Nắp máy nặng khoảng 700g, vì vậy khá thoải mái và dễ dàng khi sử dụng thiết bị như một máy tính bảng. Ngoài các nút nguồn và âm lượng nằm bên cạnh, chúng tôi còn quan sát thấy một khe cắm Micro SD, khe cắm USB và một giắc cắm 3.5mm.
Asus Tranformer Book Trio Duet chạy Windows 8. Các thành phần cơ bản như bàn phím và các thành phần khác nặng khoảng 900g giúp nắp máy đứng vững mà không bị lắc lư khi gắn vào sử dụng. Nếu bạn sử dụng thiết bị này như một máy tính xách tay thì tổng trọng lượng của nó là 1.6kg. Với trọng lượng này, nặng hơn hay nhẹ hơn tùy thuộc vào đánh giá của người sử dụng khi đem so sánh với các thế hệ Netbook trước đây.
Bàn phím được đặt cách nhau một khoảng trống vừa đủ nên rất thoải mái cho bạn khi gõ văn bản. Ở bên sườn trái được trang bị một cổng micro HDMI, hai cổng USB 3.0, giắc cắm tai nghe và đèn LED thông báo trạng thái. Không có đầu đọc thẻ nhớ hay giắc cắm mạng LAN. Tuy nhiên, Asus không có gói điều hợp cho mạng LAN và cổng ra VGA. Máy tính bảng và phần cơ bản có pin riêng nhưng hệ điều hành Windows chỉ có thể nhận biết và công nhận pin của một trong hai. Transformer Book Trio ghi điểm trong mắt khách hàng bởi thiết kế tinh tế và thẩm mỹ khá cao. Asus sẽ đem lại cho bạn một cái nhìn hoàn toàn khác biệt và một cảm nhận riêng ngay sau khi bạn lấy thiết bị ra khỏi túi đựng. Thiết bị đi kèm với một túi xách và bộ sạc.
Tính năng
Đây chính là điểm gây thú vị của Asus Transformer Book Trio. Khi bạn mua nó đồng nghĩa với bạn đang sở hữu trong tay một chiếc máy tính xách tay chạy hệ điều hành Windows 8, và một máy tính bảng chạy hệ điều hành Android. Các phần cơ bản của thiết bị vẫn là các thiết bị tương tự một chiếc máy tính xách tay thông thường, nhưng có một cặp CPU Intel cho phép bạn lựa chọn và thiết bị TX201LA mà chúng ta đang xem xét được hỗ trợ bởi một bộ xử lý Intel Core i7-4500U, 2.4 GHz. Đây là một CPU dual-core với sự hỗ trợ của HyperThreading. Ngoài ra thiết bị hỗ trợ RAM 4GB, ổ cứng 500GB và xử lý đồ họa HD 4400 GPU. Tính năng kết nối bao gồm băng tần kép Wi-fi ‘ac’ và Bluetooth v4.0. Camera trước có thể quay video với độ phân giải lên tới 720p.
Màn hình IPS 11.6 inch với độ phân giải Full HD, mang lại cho bạn thế giới màu sắc sống động, sắc nét và góc nhìn tốt hơn hẳn. Tuy nhiên, độ phân giải cao như thế sẽ mang lại một vài khó khăn cho Windows 8 khi bạn sử dụng thiết bị như một máy tính xách tay. Vấn đề nằm ở chỗ, màn hình khá nhỏ, vì thế kéo theo các biểu tượng và văn bản cũng trở nên quá nhỏ gây khó khăn khi sử dụng. Màn hình Windows 8 có độ nhạy khá cao giúp các phản ứng cảm ứng có độ chính xác khá cao.
Hệ điều hành Android vẫn chạy ngầm cả trong chế độ Windows vì thế rất tiện lợi và dễ dàng cho việc gửi và nhận các file từ máy tính bảng.
Về phần máy tính bảng, ta có một mạch tích hợp (Intel Atom Z2560 SoC) dựa trên nền tảng cũ là Clovertrail (phiên bản mới nhất là Baytrail). Đây vẫn là một Chipset có khả năng xử lý dễ dàng các video có độ phân giải 1080p. Bên trong nó là một lõi kép, HyperThreaded CPU 1.6GHz. Ngoài ra thiết bị có RAM 2GB, hỗ trợ bộ nhớ 16GB, Wifi ‘n’, Bluetooth v3.0, một gói các phần tử nhạy như con quay hồi chuyển, gia tốc, la bàn và một bộ cảm biến ánh sáng với môi trường xung quanh. Asus sử dụng Android 4.2.2 cho sản phẩm của mình mà không gặp phải những trở ngại quá lớn như các thương hiệu khác.
Chiếc máy tính bảng này trông giống tất cả các máy tính bảng trước đây của Asus và trong menu cài đặt có rất nhiều tùy chỉnh cho bạn lựa chọn. Thanh thông báo đã được điều chỉnh kèm theo các nút bật-tắt và các phím tắt cho các chương trình, ứng dụng bạn thường xuyên sử dụng. Tỉ lệ 16:9 rất phù hợp với một chiếc máy tính xách tay nhưng có phần hơi lớn so với một chiếc máy tính bảng thông thường.
Asus đã bổ sung một số tùy chỉnh giúp bạn chuyển đổi từ hệ điều hành này sang hệ điều hành khác một cách khá dễ dàng và liền mạch. Trong chế độ Windows 8, Android vẫn liên tục chạy nền phía sau và bạn sẽ nhận được thông báo trong khung thông báo nằm ở góc phải màn hình. Hơn nữa, biểu tượng máy tính bảng cũng xuất hiện trong Windows Explorer khiến công việc kéo, thả các tập tin giữa máy tính và máy tính bảng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết.
Asus Console cung cấp cho bạn một địa điểm để điều chỉnh tất cả các cài đặt trên máy tính. Ngoài ra, còn có một số ứng dụng đi kèm như Asus Live Update, PC Tool, Vibe Fun, WebStorage Sync và một vài trò chơi nhỏ.
Hiệu suất
Phần cơ bản của máy tính có thể giải quyết và quản lý được những nhiệm vụ cơ bản nhất. Sau khi sử dụng thử nghiệm, đây là một số phân tích mà chúng tôi liệt kê được.
Máy tính bảng Android không kém phần mạnh mẽ trong việc quản lý, giúp các ứng dụng và trò chơi được thực hiện một cách dễ dàng. Giao diện người dùng khá mượt mà. Màn hình hiển thị Full HD thể hiện hết hiệu quả của nó khi sử dụng ở chế độ máy tính bảng, đem tất cả giá trị thực của từng video tới người sử dụng. Về xếp hạng, Quadrant, phần máy tính bảng của Trio mạnh tương đương với Samsung Galaxy S3 và tốc độ nhanh hơn một chút so với thế hê máy tính bảng trước đây của Asus- Tranformer Prime.
Đối với các bit chuyển đổi, bạn có thể chuyển sang màn hình Android bằng cách tháo rời phần máy tính bảng ra khỏi các phần cơ bản của máy tính hoặc nhấn một phím chuyên dụng. Các thử nghiệm của chúng tôi cho thấy có một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến vấn đề này, vì sẽ tốn một khoảng thời gian khá lâu để đưa Windows trở lại màn hình. Thỉnh thoảng, việc chuyển đổi diễn ra khá suôn sẻ, chúng tôi hầu như chỉ mất vài giây cho nó, nhưng cũng có đôi lúc thiết bị từ chối việc trở lại màn hình làm việc của Windows.
Bàn phím giúp cho việc soạn thảo văn bản rất thoải mái, tốt hơn rất nhiều so với Transformer Book T100. Các phím có vẻ nằm không hợp với khuôn phép cho lắm, tuy nhiên, các phản ứng xúc giác khá khả quan, đầu ngón tay tiếp xúc với các phím khá nhẹ nhàng do đó yêu cầu đánh máy nhanh không còn là trở ngại. Tấm điều hướng cảm ứng hoạt động khá tốt nhưng hai nút đi kèm cực kỳ cứng và không thể sử dụng được. Âm thanh được xử lý bởi ICEpower từ Bang và Olufsen, mức âm thanh cao chất lượng âm thanh thực sự khá tốt.
Tuổi thọ pin
Phần máy tính cơ bản được trang bị một pin 33Wh, kéo dài 2 tiếng 10 phút trên Battery Eater Pro. Trên thực tế, nếu siết chặt và tiết kiệm pin bạn có thể sử dụng thiết bị trong vòng 4-5 giờ đồng hồ. Máy tính bảng được trang bị một pin 19Wh, duy trì khoảng 7 giờ đồng hồ khi phát Video. Nhìn chung, tuổi thọ trung bình của phần máy tính cơ bản thuộc loại tốt nhất, còn phần máy tính bảng thực sự là tốt hơn rất nhiều loại máy tính bảng khác.
Kết luận
Asus Transformer Book Trio TX201LA sẽ được bán với mức giá 1590$. Đây có lẽ là một mức giá khá đắt đỏ đối với một chiếc máy tính xách tay 12inch, tuy nhiên với Trio, mức giá này là hoàn phù hợp với giá trị của nó. Nếu bạn chỉ nhìn Trio như một thiết bị di động đơn thuần, vậy thì hãy lưu tâm đến Acer Aspire S7-392. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mạo hiểm một chút với một sản phẩm “lai”, Transformer Book Trio chắc chắn sẽ một sự lựa chọn hoàn hảo giành cho bạn, về mặt cơ bản bạn sẽ được trải nghiệm sự linh hoạt của hai thiết bị trong cùng một sản phẩm. Hầu hết các máy tính xách tay Ultrabook “lai” với mức giá này chỉ cung cấp cho bạn một CPU Core i5 Haswell, trong khi Asus mang lại cho bạn một thiết bị với CPU Core i7. Bạn cũng có được phiên bản Wifi ‘ac’ mà thực tế rất hiếm khi được hỗ trợ. Điều duy nhất mà Trio không thể làm cho bạn là chạy Windows 8 trên máy tính bảng. Nhưng, một câu hỏi được đặt ra: Tại sao bạn lại muốn sử dụng Windows 8 Pro trên máy tính bảng?
Transformer Book Trio là một đề xuất khá hấp dẫn, với khả năng sử dụng cùng lúc máy tính xách tay Windows 8 và một màn hình như một máy tính bảng chạy Android, một điều có vẻ như không tưởng. Chính điều này đã nâng vị trí của Trio lên đứng đầu thị trường các sản phẩm “lai”. Nhưng, nếu bạn không thích các thiết kế tháo rời thì Lenovo Ideapad Yoga 13 là một thiết bị “lai” đáng để bạn tham khảo ở cùng mức giá này.
La Hy_Gió / itcafe.Vn
Đánh giá
Đánh giá tổng thể Asus Transformer Book Trio
Asus Transformer Book Trio là một chiếc laptop lai máy tính bảng khá hoàn hảo. Với cấu hình mạnh mẽ, thiết kế đẹp là một điểm nhấn đáng chú ý so với các dòng Asus trước đây, Asus Transformer Book Trio trở thành một thiết bị sang trọng và đầy đủ chức năng cho người dùng cao cấp sành công nghệ.
Ưu điểm: Thiết kế đẹp, cấu hình mạnh, có thể chạy hai hệ điều hành (Windows 8.1 và Android), có thể sử dụng như laptop hay máy tính bảng tùy theo sở thích và nhu cầu của người dùng.
Nhược điểm: Với mức giá lên tới 1.590$ thì có lẽ hơi cao so với nhu cầu cần thiết, cũng như khiến máy khó cạnh tranh lại với các thiết bị cùng mức giá.