Tại phiên chất vấn Cục trưởng Cục thuế TPHCM sáng 6/12, đại biểu Cao Anh Minh đặt vấn đề: Thương mại điện tử (TMĐT) thu thuế như thế nào? “Các doanh nghiệp TMĐT đều đặt trụ sở ở nước ngoài. Quảng cáo trực tuyến dòng tiền chảy ra nước ngoài. Chỉ riêng trong lĩnh vực truyền hình, quảng cáo trực tuyến mỗi năm xấp xỉ 1 tỷ USD”, ông Minh lưu ý.
Trả lời chất vấn, Cục trưởng Cục thuế Trần Ngọc Tâm cho biết với nền công nghiệp 4.0, hoạt động TMĐT không còn bó hẹp trong một đất nước mà thâm nhập từ bên ngoài vào.
Theo ông Tâm, những hoạt động TMĐT trong nước chi phối bằng quy định hiện hành thì dễ quản lý. Hoạt động bên ngoài, thực hiện nền kinh tế chia sẻ thì còn lúng túng và đang tìm hiểu, định hình như thế nào.
Tháng 9/2017, cả nước có 297 sàn giao dịch điện tử, hơn 8.100 website bán mạng và 73 trang mạng xã hội được cấp phép hoạt động. Còn Facebook, TPHCM có 13.469 thành viên mạng xã hội quản bá sản phẩm bán hàng trên mạng xã hội với các sàn giao dịch, trang web, mạng xã hội, trong đó có nhiều đơn vị lớn tham gia để thực hiện việc kinh doanh.
“Chúng tôi kiểm tra, xác định những đơn vị này đã đăng ký, nộp thuế. Một số dạng chưa đăng ký, thông qua các nick name trên facebook, ngành thuế bắt đầu nhận dạng và tác động để những người tham gia có ý thức trách nhiệm nộp thuế. Cụ thế đã gửi thư đến hơn 13.000 nick name trên facebook, lập biên bản xác định số liệu với 3.776 tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh để tác động về mặt ý thức việc kê khai nộp thuế”, ông Tâm cho hay
Cục trưởng Cục thuế TPHCM cho biết đã truy thu một số itcafe hợp thông qua TMĐT.
“Người ta đăng ký kinh doanh mỹ phẩm toàn bộ thanh toán qua tài khoản cá nhân là hộ cá thể, không qua tài khoản công ty và ngành thuế đã truy thu. Những cá nhân mua hàng, đầu vào ra sao, cả chuỗi đã truy thu được hơn 8 tỷ đồng. Tổng cộng các hoạt động TMĐT đã truy thu, phạt trên 21 tỷ”, ông Tâm nói.
Nguồn: GENK.VN